Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chất liệu siêu bền xuất phát từ côn trùng

 Thế giới côn trùng nhiều điều bí ẩn, ở chúng, chúng ta tìm ra nhiều vấn đề mà có thể áp dụng cho thực tế. ví dụ như tơ nhện có thể làm thành một chiếc áo chống đạn siêu nhẹ, vỏ loài gián có khả năng chống lại chất phóng xạ...Nếu chúng ta tập trung nghiên cứu vấn đề này thì chắc chắn sẽ tạo ra một bước đột phá trên thế giới nếu nghiên cứu đạt kết quả

1. Nhện - Chống đạn
Ít ai biết được áo chống đạn Kevlar được sử dụng trong các đơn vị đặc nhiệm là loại áo giáp bền nhất mà con người từng tạo ra. Nhưng các sợi tơ do nhện nhả ra còn bền hơn gấp 3 lần loại áo giáp trên. Hơn nữa, nó còn nhẹ một cách đáng ngạc nhiên. Một sợi tơ nhện cuốn một vòng quanh trái đất chỉ nhẹ hơn một bánh xà phòng. Một số nhà khoa học đã tìm cách tạo ra tơ nhện trong phòng thí nghiệm nhưng cho đến nay vẫn chưa thu được kết quả khả quan.
2. Gián - Chống phóng xạ
Loài gián đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 300 triệu năm. Nếu chiến tranh hạt nhân có xảy ra thì một điều chắc chắn là chúng chẳng hề hấn gì. Không giống như con người, khả năng chịu phóng xạ của gián thật đáng nể. Cứ hai tuần gián lột xác một lần, quá trình này kéo dài 2 ngày. Trong quá trình gián lột xác, các tế bào sẽ phân chia và chỉ khi phân chia, tế bào mới dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với phóng xạ. Do đó một vụ nổ hạt nhân lớn có thể quét sạch loài người, nhưng có đến ¾ loài gián có thể sống sót nếu chúng không trong thời gian lột xác vào lúc đó.
3. Châu chấu - “Pháo đài” bay
Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao châu chấu có thể đột ngột ập đến theo binh đoàn hỗn loạn, trông khổng lồ như chiếc Không lực 1 chuyên chở các tổng thống Mỹ. Một giả thuyết cho rằng châu chấu có khả năng cảm nhận được sự thay đổi về số lượng. Khi đàn châu chấu chuyển động, các con khác tự động gia nhập vào đội hình. Nhà nghiên cứu Stephen Simpson thuộc trường Đại học Sydney cho biết châu chấu cảm thấy an toàn khi ở trong đàn hơn là tách ra riêng lẻ bởi chúng chỉ có hai sự lựa chọn hoặc tìm mồi theo đàn hoặc trở thành con mồi.
4. Đom đóm - Mã hóa dữ liệu
Khả năng phát quang sinh học của đom đóm không đơn thuần chỉ là một cái bẫy chết người. Kỳ lạ hơn nữa ánh sáng phát ra từ đóm đóm là một loại ngôn ngữ được mã hóa, một kiểu tín hiệu Moóc-xơ. Các ánh sáng nhấp nháy với tần số dài ngắn khác nhau ẩn chứa những thông điệp khác nhau, đó có thể là lời mời gọi bạn tình, cũng có thể là tín hiệu cảnh báo kẻ thù hay là một cái bẫy để dụ con mồi. Việc giải mã những tín hiệu ánh sáng của đom đóm hết sức phức tạp. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được liệu còn có những thông điệp nào khác được mã hóa trong tín hiệu ánh sáng của đom đóm hay không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét