Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Loài nào có khả năng tồn tại lâu nhất trên hành tinh của chúng ta

Xuất hiện cách đây khoảng 500 triệu năm, trước cả loài khủng long rất lâu nhưng chúng vẫn tồn tại tới ngày nay. Vậy vì sao chúng có thể tồn tại lâu như vậy khi mà những loài từng được coi là thống trị thế giới hiện tại đã bị tuyệt chủng rất lâu rồi

Sở dĩ được gọi như vậy bởi chúng có hình dáng mập mạp và giống một con gấu tí hon khi nhìn qua kính hiển vi. Con trưởng thành lớn nhất chỉ dài 1,5mm và nhỏ nhất dưới 0,1mm.

Cận cảnh hình dáng giống loài gấu của sinh vật tí hon này.

Gấu nước xuất hiện trên trái đất từ hơn 500 triệu năm trước, từ kỷ Cambria, trước cả loài khủng long.

Hiện nay, người ta nhận diện được hơn 900 loài bọ gấu nước. Đa số chúng đều ăn chay bằng cách hút dịch của tảo, rêu và địa y. Tuy nhiên, cũng có một số loài ăn thịt ngay chính đồng loại của mình để sống.

Tuy nhỏ, nhưng khả năng sinh tồn của gấu nước lại khiến bất cứ loài động vật nào cũng phải ngưỡng mộ. 
Chúng có thể sống sót ngay cả khi bị đun sôi, đông lạnh, nén chặt, phơi khô dưới ánh nắng chói chang thậm chí ngay cả trong môi trường chân không, điều các sinh vật khác không thể làm nổi.

Hầu hết mọi người đều biết, chân không là môi trường không có không khí, không sinh vật nào có thể sống sót khi ở trong đó.
Tuy nhiên, trong một thí nghiệm năm 2007, hàng nghìn chú gấu nước nhỏ bé đã bay trong môi trường chân không suốt thời gian dài. Thậm chí, một số con cái còn đẻ trứng và sinh ra những con non vô cùng khỏe mạnh.

Sinh vật này thường được tìm thấy trong những đám rêu và địa y. Tuy nhiên, không ít lần, con người phải sửng sốt khi phát hiện ra gấu nước tại những địa điểm khắc nghiệt như:
Trên những ngọn núi cao 5,5km thuộc dãy Himalaya hay những suối nước nóng ở Nhật hay tận cùng đáy đại dương và Nam Cực quanh năm tuyết phủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét